Giới thiệu về Học viện Tài chính - Cơ sở đào tạo uy tín hàng đầu về Tài chính - Kế toán
Ngày đăng: Thứ tư, 05/10/2022 - 13:3
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH – CƠ SỞ ĐÀO TẠO UY TÍN HÀNG ĐẦU VỀ TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
Học viện Tài chính thành lập theo Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg ngày 17/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (thành lập năm 1963), Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính.
Logo của Học viện Tài chính
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1. Trụ sở:
- Trụ sở chính: Số 58 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Cơ sở đào tạo: Số 19 ngõ Hàng Cháo, phường Cát Linh, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội.
- Cơ sở đào tạo: Số 69 Đức Thắng, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Cơ sở đào tạo: Số 4, ngõ 1 Hàng Chuối, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà nội.
1.2. Điện thoại: (024).38 389 326; Fax: (024). 38 388 906
1.3. Email: hocvientaichinh@hvtc.edu.vn
1.4. Website: https://hvtc.edu.vn
1.5. Sứ mệnh: "Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học Tài chính - Kế toán chất lượng cao cho xã hội"
1.6. Tầm nhìn: Đến năm 2020 đạt chuẩn chất lượng khu vực Châu Á. Thực hiện tốt sứ mệnh cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học Tài chính - Kế toán chất lượng cao cho xã hội.
1.7. Giá trị cốt lõi: “Chất lượng - Uy tín - Hiệu quả - Chuyên nghiệp và Hiện đại”.
1.8. Mục tiêu chiến lược: Xây dựng và phát triển Học viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính - Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực.
II. TỔNG QUAN VỀ HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Học viện Tài chính thành lập theo Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg ngày 17/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (thành lập năm 1963), Viện Nghiên cứu Tài chính (thành lập năm 1960) và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính (thành lập năm 1996).
Học viện có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Tiếng Anh Tài chính – Kế toán và Tin học Tài chính - Kế toán với 4 loại hình đào tạo (Đại học chính quy, Đại học vừa làm vừa học, Đại học văn bằng 2, Liên thông đại học); Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh phục vụ hoạch định chính sách Tài chính, Kinh tế cho ngành và cho đất nước; phục vụ giảng dạy và quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về Tài chính - Kế toán.
Đến nay, Học viện Tài chính đã đào tạo được hơn 400 tiến sĩ, hơn 5.500 thạc sĩ và hơn 100.000 cử nhân kinh tế cho nước nhà và cho đất nước bạn Lào, Campuchia. Nhiều người trong số họ đã và đang giữ trọng trách quan trọng của Đảng, Nhà nước, các Bộ và địa phương.
Học viện đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như:
Huân chương Hồ Chí Minh.
Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ 2, hạng Nhì, hạng Ba
Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba
Huân chương Tự do ISALA hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba của nước Cộng hòa DCND Lào.
Và nhiều phần thưởng cao quý khác.
2.2. Cơ cấu tổ chức
Học viện gồm 31 đơn vị, trong đó có 14 khoa; 12 ban và tương đương; 5 đơn vị sự nghiệp và các Hội đồng tư vấn, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội. Tổng số cán bộ, viên chức của Học viện tính đến 01/6/2022 là 606, trong đó có 459 giảng viên; 147 cán bộ, viên chức quản lý và phục vụ. Có 50 GS, PGS, 168 TS, 324 ThS; 05 NGND, 11 NGƯT.
TT
|
Khoa
|
Ngành đào tạo
|
Chuyên ngành đào tạo
|
1
|
Tài chính công
|
Tài chính – Ngân hàng
|
Quản lý Tài chính công
|
Phân tích chính sách tài chính
|
Kế toán
|
Kế toán công
|
2
|
Thuế & Hải quan
|
Tài chính – Ngân hàng
|
Thuế
|
Hải quan & nghiệp vụ Ngoại thương
|
Hải quan & Logistics (CLC)
|
3
|
Tài chính quốc tế
|
Tài chính – Ngân hàng
|
Tài chính quốc tế
|
4
|
Tài chính doanh nghiệp
|
Tài chính – Ngân hàng
|
Phân tích tài chính
|
Phân tích tài chính (CLC)
|
Tài chính doanh nghiệp
|
Tài chính doanh nghiệp (CLC)
|
Định giá tài sản và Kinh doanh BĐS
|
5
|
Ngân hàng - Bảo hiểm
|
Tài chính – Ngân hàng
|
Tài chính bảo hiểm
|
Ngân hàng
|
Đầu tư tài chính
|
6
|
Kế toán
|
Kế toán
|
Kế toán doanh nghiệp
|
Kế toán doanh nghiệp (CLC)
|
Kiểm toán
|
Kiểm toán (CLC)
|
7
|
Quản trị kinh doanh
|
Quản trị kinh doanh
|
Quản trị doanh nghiệp
|
Marketing
|
8
|
Hệ thống thông tin kinh tế
|
Hệ thống thông tin quản lý
|
Tin học Tài chính – Kế toán
|
9
|
Ngoại ngữ
|
Ngôn ngữ Anh
|
Tiếng Anh Tài chính – Kế toán
|
10
|
Kinh tế
|
Kinh tế
|
Kinh tế & Quản lý nguồn lực tài chính
|
Kinh tế đầu tư
|
Kinh tế - Luật
|
Ngoài ra còn có Khoa Cơ bản, Khoa Lý luận chính trị, Khoa Tại chức và Khoa Sau đại học.
2.3 Định hướng phát triển Học viện Tài chính giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn 2035
Trước xu thế toàn cầu hóa và cuộc cách mạng 4.0, Học viện Tài chính chủ trương phát triển theo các định hướng cơ bản là:
Thứ nhất: Tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; khai thác và phát huy tối đa tiềm lực cốt lõi trong đào tạo chất lượng cao, trình độ cao đảm bảo thích ứng và đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng 4.0
Thứ hai: Đa dạng hóa các chương trình đào tạo, đổi mới phương thức tổ chức quản lý đào tạo, trú trọng nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp trong môi trường quốc tế, thúc đẩy tự học qua nghiên cứu sáng tạo và trải nghiệm.
Thứ ba: Chú trọng nâng cao năng lực và thành tích NCKH. Kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai.
Thứ tư: Chủ động hội nhập quốc tế trên các mặt hoạt động của Học viện, trong đó tập trung vào hoạt động đào tạo đại học chính quy, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học.
Thứ năm: Đổi mới quản trị Đại học gắn liền với tự chủ và trách nhiệm giải trình xã hội, tạo môi trường học thuật cởi mở, sáng tạo và quốc tế; tăng cường thu hút được các thanh niên ưu tú và học giả xuất sắc đến tu nghiệp và nghiên cứu tại Học viện Tài chính.
III. Hợp tác quốc tế
Nhằm tăng cường hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo, Học viện Tài chính đã tích cực và chủ động duy trì, thiết lập các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học với nhiều Trường đại học, Học viện, cơ sở đào tạo và Viện nghiên cứu uy tín trên thế giới. Các mối quan hệ hợp tác quốc tế về đào thạo và NCKH đã và đăng được thực hiện tại Học viện:
1. Với đối tác Anh
Đại học Leeds - Metropolitan
Đại học Gloucestershire
Đại học Leeds Beckett
Đại học Greenwich
Đại học Manchester Metropolitan
Đại học Cardiff Metropolitan
Hiệp hội Kế toán công chứng Anh (ACCA)
Viện Kế toán công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW)
2. Với đối tác Australia và New Zeland
Hiệp hội kế toán công chứng Úc (CPA Úc)
Đại học Wollongong (Australia)
Đại học Daekin University (Australia)
Đại học Edith Cowan (Australia)
Đại học Massey (New Zealand)
Đại học Victoria of Wellington (New Zealand)
Đại học Waikato (New Zealand)
3. Với đối tác Pháp
Đại học Toulon
Đại học Paris 1 - Panthéon Sorbonne
Đại học Paris Dauphine
Trường Bảo hiểm Quốc gia Pháp
Viện Bảo hiểm Lyon
Liên đoàn các công ty Bảo hiểm Pháp (FFSA)
Thành viên Hiệp hội Tài chính công quốc tế (Fondafip)
4. Với đối tác châu Á
Viên Nghiên cứu Ngân hàng phát triển châu Á (ADBI)
Viện nghiên cứu chính sách, Bộ Tài chính Nhật Bản
Đại học Hitotsubashi (Nhật Bản)
Đại học Kanazawa (Nhật Bản)
Viện Quản trị Kinh doanh quốc tế WIBI (Singapore)
Viện TMC (Singapore)
Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (TVET-SEAMEO)
Đại học Help (Malaysia)
Đại học Tunku Abdul Rahman - UTAR (Malaysia)
5. Với đối tác Nga và Siberian
Đại học Tổng hợp Kinh tế và Tài chính quốc gia St.Peterburg
Học viện Tài chính thuộc Chính phủ LB Nga
Học viện Tài chính Ngân hàng Siberian
6. Với đối tác Trung Quốc và Hồng Kông
Học viện Kinh tế Quảng Tây (Trung Quốc)
Đại học Kinh tế - Tài chính Trung ương Trung Quốc
Viện Giáo dục Hồng Kông
7. Với đối tác Lào
Học viện Kinh tế - Tài chính Lào (trước là Trường Cao đẳng Tài chính Đông Khăm Xạng)
8. Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (tiếng Anh: International Federation of Freight Forwarders Associations, viết tắt: FIATA)
Các dự án quốc tế đã và đang triển khai
Dự án Đào tạo Việt - Lào thuộc Chương trình hợp tác giữa hai Bộ Tài chính Việt Nam và Lào
Dự án liên kết đào tạo quốc tế
Dự án liên kết đào tạo giữa Học viện Tài chính và Đại học Toulon (Pháp)
Dự án đào tạo Tài chính công Việt - Pháp (FSP)
Dự án đào tạo cán bộ bảo hiểm (ASSUR)
Dự án DIREG, Canada
Dự án Sasakawa, Nhật Bản
Dự án đào tạo Giám đốc doanh nghiệp (ASEM)./.
IV. Một số hình ảnh về Học viện
Học viện Tài chính đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh
Lễ khai giảng năm học 2022 - 2023
Học viện Tài chính tham dự Diễn đàn kinh tế - xã hội Việt Nam 2022
Học viện Tài chính tham dự Hội thảo
Thư viện
Trải nghiệm thực tế tại Công ty cổ phần MISA
Trải nghiệm tại Công ty Honda Việt Nam
Đại diện các đội thi tặng hoa Giám đốc Học viện và đại diện Ban giám khảo
Trao đổi sinh viên với Đại học Help
Lễ xuất quân đi học GDQP&AN
Hành quân ra thao trường học GDQP&AN
Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp
Hành trình về nguồn của tuổi trẻ Tài chính
Giải bóng đá CBVC Học viện
Hội thi Sắc màu phái đẹp
Số lượt đọc: 3446